Với diện tích trên 100 m2, căn hộ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) có hai phòng ngủ nhưng có một phòng không có ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, nhà không có kho chứa đồ, một không gian cần thiết cho sinh hoạt ở, nên cần phải thay thế bằng sự tương ứng khác.
Cách sử dụng đồ đạc một cách tối giản và khoa học tạo ra âm hưởng nhẹ nhàng, thiền tịnh cho căn nhà – điều vô cùng cần thiết với không gian sống ở Hà Nội ồn ào.
Với diện tích trên 100 m2, căn hộ ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) có hai phòng ngủ nhưng có một phòng không có ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, nhà không có kho chứa đồ, một không gian cần thiết cho sinh hoạt ở, nên cần phải thay thế bằng sự tương ứng khác.
Khi nhận thiết kế lại nội thất cho căn hộ, các KTS Vũ Hoàng Sơn và Vũ Hoàng Hà đã đặt ra ba tiêu chí chính. Thứ nhất là tìm cách cải thiện ánh sáng và thông gió tự nhiên cho buồng ngủ không có cửa sổ. Thứ hai, thiết kế lại cách sắp đặt đồ đạc theo một hệ thống hợp lý, ăn khớp với nhau và điều chỉnh lại không gian những chỗ cần thiết. Thứ ba, tìm cách đưa những giá trị văn hóa truyền thống vào căn hộ thông qua đồ đạc thiết kế.
Để giải quyết những nhược điểm của căn nhà, các kiến trúc sư đã quyết định sử dụng hai hệ tủ đa năng tạo ra sự linh hoạt lớn. Một hệ tủ thay thế bức tường ngăn cách khu phòng ngủ và không gian sinh hoạt chung. Hệ tủ thứ hai ngăn chia phòng khách-bàn ăn và bếp, cũng là nơi đặt bàn thờ.
Hai hệ tủ đối ứng trong không gian sinh hoạt chung được thể hiện bởi hai hình khối cũng như vật liệu hoàn toàn khác nhau. Vốn làm việc trong môi trường nước ngoài nhiều năm nên các kiến trúc sư đã kết hợp tinh tế giữa phong cách hiện đại, tối giản và nét đẹp tinh tế của chạm khắc truyền thống.
Hệ tủ thứ nhất chạy dài chia căn hộ ra làm hai phần theo chiều dọc. Khoảng hở bên trên đủ cho ánh sáng và gió từ không gian sinh hoạt chung đi qua, khi cần có thể đóng kín nhờ cửa kính lật.
Cửa vào không gian phụ được thiết kế là một phần của hệ tủ thứ nhất.
Mặt tủ được chạm khắc các họa tiết mang nét dân gian nhưng không bắt chước dập khuôn mà có sự cách điệu, sáng tạo. Nhờ đó, vách gỗ này cũng trở thành phần nền trang trí nổi bật trong khu tiếp khách.
Không cần tới nhà kho mà tất cả đồ đạc đều được cất gọn gàng trong hệ tủ lớn. Tay nắm cũng được chạm khắc trở thành một phần thống nhất của tủ.
Điểm nhìn xuyên suốt trong không gian sinh hoạt chung. Căn hộ chỉ sử dụng các tông màu trắng, ghi hoặc gỗ sáng, màu đỏ được sử dụng để nhấn nhá ở một vài chi tiết như gối tựa hay mặt trong của các ngăn tủ, bàn thờ, khu nấu nướng.
Hiện nay, có nhiều gia chủ hơi thái quá trong việc lựa chọn hướng bàn thờ. Trên thực tế, trong bố cục nhà ba gian truyền thống, bàn thờ luôn được đặt theo hướng của nhà chứ không phải đặt theo hướng phù hợp với mệnh của gia chủ. Theo quan điểm của các KTS, bàn thờ là một yếu tố căn bản cần được tính đến ngay khi bắt đầu thiết kế nội thất và phải được đặt ở nơi trang trọng nhất. Trong căn hộ này, bàn thờ được thiết kế gắn kết vào hệ thống tủ thứ hai với một ngôn ngữ hoàn toàn hiện đại.
Hệ tủ thứ hai được thiết kế gấp khúc sát tường trong không gian sinh hoạt chung. Tủ có tác dụng phân chia và xác định không gian bếp, ăn và khách. Bàn bếp nhiều ngăn để đồ có thể di chuyển khi cần thiết.
Tủ quần áo và kệ tivi được tích hợp làm cho không gian buồng ngủ được rộng rãi hơn. Nhờ vậy, tại đây có thể kê thêm bàn làm việc và giá sách được thiết kế phù hợp tỷ lệ của không gian.
Phòng ngủ hướng nhìn ra ngoài ban công. Nhờ có tủ hai mặt chứa đồ nên chủ nhà có thể cất gọn tất cả quần áo, đồ dùng giúp cho không gian nghỉ ngơi được thoáng rộng.
Cùng Danh Mục: