Đề phòng với đá quý giả, kém chất lượng tràn lan – Phần 2
Quả là một thiếu sót lớn khi chia sẽ về các cách phân biệt đá quý giả mà không nói rõ về sự khác biệt giữa đá thật và giả. Sự khác biệt này vốn dĩ “rõ như ban ngày” nhưng thực tế lại không hề đơn giản như thế.
Một viên đá quý ruby thiên nhiên, khá to, trong vắt, chưa qua xử lý, quả rất hiếm và đẹp. Nhiều người sẵn lòng bỏ vài nghìn USD cho nó. Nhưng nếu trong lòng đá có những đường vân thì sao? Nếu một mặt đá bị nứt hay xước thì sao? Hay đá ruby lại có màu đỏ tối đục ngầu thì sao? Khi đó đá sẽ bị mất đi 1 phần lớn giá trị. Có thể chỉ còn bán được cho rất ít người hơn, giá chỉ còn vài trăm USD. Chủ sở hữu viên đá sẽ rất đau đớn và anh ta sẵn sàng làm tất cả để viên đá trở nên đẹp hơn. Thế là ngành xử lý đá quý ra đời.
Các loại đá có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ chiếu tia bức xạ hủy tạp, đốt cải thiện độ trong, “đắp” thủy tinh không màu ở các mặt trầy xước. Về cơ bản các cách trên đều không thể qua được con mắt của các chuyên viên giám định đá quý. Do đó, các bản giám định đá quý đều có ghi rõ viên đá được xử lý ra sao. Tuy nhiên, điều cốt yếu quyết định giá trị đá quý đó là sự chấp nhận của chúng ta là như thế nào?
Nhìn chung, việc xử lý đá quý là một điều rất nên làm. Nó giúp viên đá quý đẹp hơn, giúp người dùngcảm thấy đẹp và hài lòng hơn. Có một chuyên gia làm việc tại Trung Tâm giám định nổi tiếng ở TpHCM từng nói “Nếu đá quý mà không xử lý thì giống cô gái không trang điểm”. Và nếu thiếu đi sự chấp nhận của xã hội với ngành xử lý đá quý, thế giới đá quý sẽ gần như chỉ dành cho những người có mức sống khủng – như ông hoàng bà chúa thời xưa. Các “cô gái” đá quý chưa xử lý sẽ bị ế chồng.
Từ phải qua: Ruby – Citrine – Amethyst – Saphire – Topal – Ngọc trai nhân tạo
Tuy vậy, việc xử lý cũng cần có mức độ, đặc biệt nói không với đá quý xử lý màu. Người ta thấy rằng giá trị của agate và thạch anh trắng quá nhỏ so với thạch anh tím, họ có thể dùng mực tím đổ lên nền đá agate rồi biến nó thành một “khối thạch anh tím đặc biệt quý hiếm”. Hay một loại sơn có khả năng thẩm thấu vào đá, biến một khối thạch anh pha lê thiên nhiên thành thạch anh “7 sắc cầu vồng”.
Tuy nhiên kiểu xử lý này rất rất dễ nhận ra, chỉ cần bạn ráng nhìn kỹ và tư duy 1 chút. Thứ nhất, màu sắc đậm ngay bề mặt chứ không phải đều hay đậm từ trong ra. Thứ hai, các kẽ đá có màu rất rất đậm. Thứ ba, màu sắc đá trông rất không giống những màu đá thiệt khác.
Mong rằng thông tin này hữu ích cho các bạn cần tìm hiểu nhiều hơn về đá quý. Bài viết công tâm, không quảng cáo cũng như gây bất lợi cho bất kỳ website hay công ty nào ở Việt Nam.
Tham khảo Các Phương Pháp Giám Định Đá Quý – Link download (tải về):
http://giamdinhdaquy.com/download/Cac-phuong-phap-giam-dinh-da-quy.pdf
Tham khảo từ daquy.org – Biên tập Da Quy – Da Phong Thuy