Chìa khóa thành công bao giờ cũng nằm ở chính thực tế của công việc

Có thể cách giải thích của tôi không khoa học, hay nói cách khác là không phù hợp với lối suy nghĩ của người làm công tác khoa học kỹ thuật. Nhưng, thực sự là từ chiều sâu tư duy, sự sắc bén trong quan sát của chúng ta, “sự sống” ẩn náu trong vật chất – các sản phẩm, công cụ sản xuất – đã cất lên “tiếng nói” của chúng.

Chìa khóa bao giờ cũng nằm ở chính thực tế của công việc. Có một vị thần luôn hiện diện ở đó. Hãy kiên nhẫn lắng nghe lời thì thầm của sản phẩm, bạn sẽ thành công…

 

  • Những Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec hiện nay rất chủ trong quá trình Tìm Việc Làm , bạn cũng không ngoại lệ chứ? Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn về công việc bạn mong muốn.
than khoi nghiep Chìa khóa thành công bao giờ cũng nằm ở chính thực tế của công việc
Ông Inamori Kazuo

Inamori Kazuo – người sáng lập và điều hành Tập đoàn Kyocera – là một doanh nhân nổi tiếng của Nhật Bản hiện đại. Không chỉ vậy, sự nghiệp và tư tưởng của ông còn được đánh giá cao cả trên bình diện quốc tế. Cuộc đời ông là những câu chuyện về sự nỗ lực vượt qua số phận và các hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

 

Inamori Kazuo đã viết nhiều sách chia sẻ những kinh nghiệm sống, khởi nghiệp, kinh doanh của chính mình. Tất cả đều được đón nhận như những “cẩm nang” đối với giới trẻ và cả những người đã thành đạt.

Cuốn Cách sống (mới được xuất bản tại Việt Nam) là tập hợp những triết lý mà ông đúc rút từ thực tế gian nan xây dựng công ty của mình. “Quan sát hiện trường” và “lắng nghe lời thì thầm của sản phẩm” – một trong những “bí quyết” thành công được ông chia sẻ trong cuốn sách này – là bài học khởi nghiệp quý giá cho những người mới bước chân vào con đường kinh doanh.

Ông viết:

“Chìa khóa bao giờ cũng nằm ở chính thực tế của công việc. Có một vị thần luôn hiện diện ở đó. Điểm mấu chốt của vấn đề là nắm vững sự việc, quan sát hiện trường, kiên nhẫn lắng nghe lời thì thầm của sản phẩm, bạn sẽ thành công.

Đối với ngành sản xuất chế tạo thì điều quan trọng là phải coi trọng quy trình, xem xét kỹ sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ và đánh giá tất cả một cách khách quan, trung thực…

Sản phẩm của chúng tôi là một loại gốm dùng trong ngành công nghiệp điện tử. Nó được tạo ra bằng cách nén bột kim loại đã oxy hóa vào khuôn và nung ở nhiệt độ cao. Yêu cầu về chất lượng rất khắt khe, không cho phép sai lệch về kích thước dù rất nhỏ, không được có tì vết hay biến dạng dù chỉ chút xíu.

Thời kỳ công ty mới thành lập, khi chúng tôi đưa sản phẩm vào lò nung thử thì cả mẻ gốm bị cong vênh không khác gì mực nướng.

Sau biết bao lần mày mò thử nghiệm, chúng tôi mới tìm ra nguyên nhân là do lực nén khác nhau, mật độ bột kim loại không đồng đều ở mặt trên và mặt dưới khiến sản phẩm cong vênh.

Tuy tìm ra được nguyên nhân về mặt kỹ thuật nhưng điều chỉnh trong thực tế lại vô cùng khó khăn. Sau bao nhiêu suy nghĩ tìm tòi, làm đi làm lại vẫn không được, tôi quyết định đục một lỗ ở thân lò để quan sát tận mắt xem sản phẩm cong vênh như thế nào, biến dạng ra sao.

Và tôi thấy khi nhiệt độ tăng cao thì sản phẩm cứ nhảy lên nhảy xuống như một sinh vật. Nung đi nung lại kiểu nào nó vẫn nhảy như muốn trêu ngươi tôi. Chứng kiến cảnh đó, tôi muốn thò tay vào đè chặt sản phẩm để chúng nằm im.

Đương nhiên chẳng ai điên đến mức đưa tay vào trong lò nung nhiệt độ hàng ngàn độ cả. Khi theo phản xạ định thò tay vào lò “bắt sản phẩm nằm im”, giây phút ấy trong đầu tôi đã lóe lên phương pháp giải quyết. Sau đó, chúng tôi đặt một tấm vỉ bằng chất liệu chịu nhiệt đè lên trên sản phẩm và tiếp tục nung. Kết quả là mẻ gốm đó không còn cong vênh nữa.

Tôi suy nghĩ mãi về việc này. Đáp án thực ra luôn có ở hiện trường. Nhưng để có được đáp án, về mặt tinh thần, chúng tôi phải có quyết tâm “nhất định không chịu thất bại”. Về mặt vật chất, chúng ta phải để tâm quan sát kỹ càng hiện trường, tìm hiểu sự việc.

Quan sát, lắng nghe, tìm hiểu kỹ càng. Có như vậy chúng ta mới có thể nghe thấy “tiếng thì thầm của sản phẩm” và tìm ra phương cách giải quyết.

Có thể cách giải thích của tôi không khoa học, hay nói cách khác là không phù hợp với lối suy nghĩ của người làm công tác khoa học kỹ thuật. Nhưng, thực sự là từ chiều sâu tư duy, sự sắc bén trong quan sát của chúng ta, “sự sống” ẩn náu trong vật chất – các sản phẩm, công cụ sản xuất – đã cất lên “tiếng nói” của chúng.

Từ những khoảnh khắc giao cảm người – vật như thế, chúng tôi đã tìm ra phương án xử lý, hoàn tất công việc, và kết quả là đã tạo ra những sản phẩm “sờ vào là đứt tay”.

Hãy cố gắng, đừng bỏ cuộc, luôn có một vị thần giúp bạn thành công…”.

>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:

Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>