Các điều lưu ý chính khi thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em

Sau đó, với những vật dụng trong căn phòng, bạn cũng cần lựa chọn, bố trí khoa học. Kích thước của những món đồ có ý nghĩa rất quan trọng, chúng cần phù hợp với cơ thể của bé. Giường ngủ của bé nên chọn loại đệm cứng vừa phải, không làm ảnh hưởng đến việc phát triển của xương. Hay ghế ngồi học nên là loại có thể điều chỉnh được độ cao để bé không bị còng lưng.
Việc thiết kế nội thất phòng ngủ trẻ em không chỉ cần đạt yếu tố thẩm mỹ mà còn cần sự khoa học, khéo léo để trẻ được phát triển một cách toàn diện. Vậy những lưu ý chính để thiết kế một căn phòng ngủ ưng ý nhất cho bé là gì?

Đảm bảo an toàn

Khi thiết kế phòng ngủ cho bé, vấn đề an toàn phải đặt lên hàng đầu. Ngay từ khi lên kế hoạch thiết kế, bạn cần lưu ý đến việc chọn kiểu dáng, kích thước đồ nội thất. Bạn nên tránh tuyệt đối những món đồ sắc nhọn hoặc quá nặng và làm từ những chất liệu độc hại. Thay vào đó, để tránh trẻ va chạm và bị thương, bạn nên bo tròn các góc bàn, ghế, góc giường. Một lưu ý khác là bạn cần thiết kế ổ điện ở xa tầm tay của trẻ và không nên treo những món đồ nặng lên tường.

Dù cần đảm bảo an toàn nhưng bạn vẫn có thể hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế, trang trí sáng tạo, phù hợp với độ tuổi của bé nhằm kích thích bé tìm tòi, khám phá.

Bạn mới làm nhà muốn thiết kế nội thất nhà bếp và cần được tư vấn thiết kế tủ bếp hay đến với chung tôi để có được mẫu tủ bếp đẹp và có ngay ý tưởng trang trí nội thất nhà bếp mới lạ với gia tủ bếp tốt nhất thị trường

 

Phân chia không gian

Việc sắp xếp, bố trí không gian trong phòng ngủ của bé rất quan trọng. Theo xu hướng thiết kế hiện đại, ngoài chức năng nghỉ ngơi, phòng ngủ của bé còn là nơi để bé học tập, vui chơi. Vì vậy, không gian cần được phân chia theo một bố cục hợp lý.

Sau đó, với những vật dụng trong căn phòng, bạn cũng cần lựa chọn, bố trí khoa học. Kích thước của những món đồ có ý nghĩa rất quan trọng, chúng cần phù hợp với cơ thể của bé. Giường ngủ của bé nên chọn loại đệm cứng vừa phải, không làm ảnh hưởng đến việc phát triển của xương. Hay ghế ngồi học nên là loại có thể điều chỉnh được độ cao để bé không bị còng lưng.

Xem Thêm:  Top 6 bí quyết nhỏ giúp tạo được sự thân thiên cho căn bếp của nhà bạn

 

Vị trí đặt giường, bàn học

Giường đặt tại vị trí phù hợp sẽ giúp trẻ được nghỉ ngơi tối đa, bảo vệ sức khỏe. Để bé không bị giật mình khi ngủ, bạn nên tránh đặt giường quá gần hay đối diện với cửa phòng. Giường cũng không nên đặt gần cửa sổ vì ánh sáng dễ làm bé phân tâm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tại vị trí gần cửa sổ, bạn nên đặt bàn học để tận dụng ánh sáng tự nhiên vừa để giúp bé được thư giãn hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu tâm đến một số nguyên tắc phong thủy để tạo nên một không gian hoàn hảo dành cho bé. Chẳng hạn như: không nên đặt quá nhiều gương, không nên đặt giường dưới xà ngang hoặc đối diện với gương, hạn chế đặt cây xanh trong phòng ngủ…

 

Cách trang trí phòng

Cách trang trí phòng ngủ của bé phần nào thể hiện sự sáng tạo và am hiểu tính cách con mình của các bậc phụ huynh. Cách trang trí đẹp mắt và đúng sở thích của bé sẽ tăng thêm hứng thú cho bé học tập và vui chơi, từ đó bồi dưỡng tâm hồn, tư duy và tính sáng tạo của bé. Một điều quan trọng là bạn tuyệt đối không nên áp đặt mắt thẩm mỹ của người lớn vào không gian riêng của bé.

Ánh sáng, màu sắc

Khi đã sắp xếp, bố trí và trang trí xong, một điều cũng rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua là ánh sáng trong căn phòng. Phòng của bé nên nhận được tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên và thông gió tốt để bé luôn được hít thở bầu không khí trong lành.

Ngoài ánh sáng, màu sắc cũng đóng góp phần quan trọng đến tính thẩm mỹ chung của căn phòng, đồng thời tác động trực tiếp đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Thông thường, với phòng ngủ bé gái, những gam màu phổ biến, thể hiện được sự mơ mộng, nữ tính là hồng nhạt, tím, đỏ… Còn với những bé trai, các bậc phụ huynh nên chọn gam màu xanh dương, xám, cam…

 

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>